Vữa Là Gì? Tiêu Chuẩn Vữa Xây Dựng Mới Nhất Hiện Nay

Nhắc đến vữa xây dựng, phần lớn mọi người đều nghĩ đến vữa xây hoặc vữa trát. Vữa xây dựng là một loại vật liệu đá nhân tạo thành phần bao gồm chất kết dính, nước, cốt liệu nhỏ và phụ gia được nhào trộn theo tỉ lệ thích hợp. Trong thực tế có rất nhiều loại vữa khác nhau. Xét về tính chất, cấu tạo. Mỗi một loại lại có ưu điểm ứng dụng riêng.

Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu xem vữa là gì? Và có những loại vữa nào, tiêu chuẩn cũng như định mức cấp phối vữa trong xây dựng ngày nay.

Vữa là gì 

Vữa là hỗn hợp được cấp phối từ cát xây dựng (cát xây tô), nước và xi măng theo tỷ lệ nhất đinh và là loại hỗn hợp nhân tạo phổ thông nhất được sử dụng ngày nay. Để đảm bảo tính cứng rắn, kết dính cần thiết. Trong một số trường hợp cần thiết thì có thể cho thêm 1 số phụ gia để có được tính năng đặc biệt.

Vữa là hỗn hợp giữa cát, xi măng và nước

Các loại vữa trong xây dựng

Có nhiều loại vữa trong xây dựng, người ta phân vữa tùy vào 3 yếu tố sau: theo chất kết dính, theo khối lượng thể tích và theo công dụng của vữa:

  • Theo chất kết dính bao gồm: vữa xi măng, vữa vôi, vữa thạch cao, vữa hỗn hợp (như xi măng – vôi, xi măng – cát – phụ gia…)
  • Theo khối lượng thể tích bao gồm: gồm vữa nặng khối lượng riêng ρV > 1500kg/m3; vữa nhẹ ρV < 1500kg/m3
  • Theo công dụng bao gồm: gồm vữa xây, vữa trát, vữa lát, ốp, vữa dùng để trang trí hoặc những loại đặc biệt như vữa chống thấm, vữa chịu nhiệt độ cao, vữa chịu độ mặn…
Các loại vữa xây được phân loại theo công dụng

Báo giá cát xây tô mới nhất hiện nay, xem chi tiết tại đây: giá cát xây tô mới nhất (áp dụng tại tphcm)

Các tính chất của vữa xây dựng

Nhờ công dụng dùng để xây, trát, ốp, láng và hoàn thiện trang trí cho công trình xây dựng. Vữa xây dựng có 5 tính chất:

  • Tính lưu động
    • Tính lưu động hay tính dẻo, thể hiện độ khô, dẻo hay nhão của vữa. Tính lưu động bị ảnh hưởng bởi nguyên liệu, tỷ lệ pha trộn và thời gian pha trộn.
    • Năng suất, chất lượng của công việc xây trát phụ thuộc mật thiết vào tính lưu động. Vì thế khi thi công cần xác định sao cho phù hợp với tính chất công việc, thời tiết,…
  • Tính giữ nước
    • Vữa có khả năng giữ nước khi trộn đến khi sử dụng. Nhưng khi để lâu thường xảy ra hiện tượng phân bằng, tức là cát lắng xuống làm cho chất lượng vữa kém, khó thi công.
    • Vữa xi măng giữ nước kém hơn vữa tam hợp và vữa vôi, vữa cát đen giữ nước tốt hơn vữa cát vàng,…
  • Tính bám dính
    • Khả năng liên kết của vữa với gạch, mặt trát, láng, ốp,… chính là tính bám dính của vữa xây dựng. 
    • Vữa bám dính kém sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm cũng như mất nhiều thời gian thi công.
    • Tính bám dính của vữa phụ thuộc vào chất lượng và số lượng của chất kết dính có trong thành phần vữa. 
    • Để vữa có độ bám dính tốt cần phải cân, đo, đong đủ nguyên vật liệu đúng theo tiêu chuẩn.
  • Tính chịu lực
    • khả năng chịu được lực của vữa dưới nhiều tác động, được biểu thị bằng độ chịu lực (đơn vị tính là daN/cm2 hoặc kN/cm2).
    • Khi dùng vữa ta phải dùng đúng loại vữa có tính chịu lực phù hợp với từng công trình.
  • Tính co nở
    • Tính co nở chính là quá trình khô hoặc bị ẩm ướt. Độ khô và đông cứng của vữa, hay còn gọi là co ngót. 
    • Do vữa có độ co ngót lớn, nên thường xảy ra hiện tượng rạn nứt, bong phồng làm giảm chất lượng vữa. Vì vậy trong quá trình thi công, để vữa co ngót từ từ, tránh tình trạng co ngót đột ngột làm ảnh hưởng đến chất lượng.
    • Vữa bị ẩm ướt sẽ dẫn đến hiện tượng nở thể tích, nhưng không ảnh hưởng đến sản phẩm nếu độ nở không đáng kể.
Vữa xây dựng có nhiều tính chất đặc biệt như tính nở, tính bám dính, tính chịu lực

Tiêu chuẩn vữa xây dựng

Khi xét tiêu chuẩn vữa xây dựng, ta xét 2 yếu tố sau: vật liệu dùng cho vữa và kỹ thuật vữa xây dựng

Yêu cầu đối với vật liệu dùng cho vữa

  1. Xi măng có chất lượng tương ứng từng loại theo các tiêu chuẩn:
    • TCVN 6260 : 1997, TCVN 2682 : 1999
    • TCVN 6067 : 1995, TCVN 5691 : 2000 và TCVN 4033 : 1995.
  2. Vôi canxi có chất lượng phù hợp với TCVN 2231 : 1989. Trong đó vôi nhuyễn phải có khối lượng thể tích lớn hơn 1400 kg/m3. Và phải được lọc qua sàng 2,5 mm. Nếu dùng với bột hydrat phải sàng qua sàng 2,5 mm.
  3. Đất sét phải là đất sét béo có hàm lượng cát chứa trong đất sét phải nhỏ hơn 5% khối lượng. Tùy theo yêu cầu sử dụng, có thể cho phép trộn thêm các phụ gia khoáng, phụ gia hóa học khác để cải thiện tính chất của vữa.
  4. Nước phải là nguồn nước sạch, không nhiễm phèn, nhiễm mặn, chất lượng phù hợp với TCVN 4506 : 1987.
  5. Cát có chất lượng phù hợp với TCVN 1770 : 1986. Có thể sử dụng cát mô đun độ nhỏ đến 0,7 để chế tạo vữa có mác nhỏ hơn M7,5.

Báo giá cát san lấp mới nhất tại đây: giá cát san lấp mới nhất hiện nay (áp dụng tại tphcm)

Yêu cầu kỹ thuật

Các chỉ tiêu chất lượng của vữa tươi

Tên chỉ tiêu Loại vữa
Xây Hoàn thiện
Thô Mịn
Kích thước hạt cốt liệu lớn nhất (Dmax), không lớn hơn 5 2,5 1,25
Độ lưu động (mm) Vữa thường  

165 – 195

175 – 205 175 – 205
Vữa nhẹ 145 – 175 155 – 185 155 – 185
Khả năng giữ độ lưu động, % không nhỏ hơn Vữa không có vôi và đất sét 65 65 65
Vữa có vôi hoặc đất sét 75 75 75
Thời gian bắt đầu đông kết, phút, không nhỏ hơn 150 150 150
Hàm lượng ion clo trong vữa, %, không lớn hơn 0,1 0,1 0,1

Cường độ chịu nén của vữa trong điều kiện tiêu chuẩn

Mác vữa Mác 1,0 Mác 2,5 Mác 5,0 Mác 7,5 Mác 10 Mác 15 Mác 20 Mác 30
Cường độ chịu nén trung bình 

MPa (N/mm2)

 

1,0

 

2,5

 

5,0

 

7,5

 

10

 

15

 

20

 

30

Bảng tra cứu vật liệu mác vữa xi măng

Cấp phối vật liệu cho 1m3 vữa tam hợp cát vàng 

Loại vữa Mác vữa Vật liệu cho 1m3  vữa
Xi măng (kg) Vôi cục (kg) Cát vàng (m3) (mô đun ML>2)
Vữa tam hợp cát vàng 10 65,07 109,4 1,17
25 112,01 8282 1,14
50 207,3 74,46 1,11
75 291,03 51 1,09
100 376,04 29,58 1,06

Cấp phối vật liệu cho 1m3 vữa tam hợp cát mịn

Loại vữa Mác vữa Vật liệu dùng cho 1m3 vữa
Xi măng (kg) Vôi cục (kg) Cát mịn (m3)

mô đun ML = 1,5 ÷ 2,0

Vữa tam hợp cát vàng 10 71,07 106,08 1,16
25 121,01 92,82 1,13
50 225,02 67,32 1,1
75 319,26 44,88 1,07
100 71,07 106,08 1,16

 Cấp phối vật liệu cho 1m3 vữa xi măng cát vàng 

Loại vữa Mác vữa Vật liệu xây dựng dùng cho 1m3 vữa
Xi măng (kg) Cát vàng (m3)

(mô đun ML > 2)

Vữa xi măng cát vàng 25 116,01 1,19
50 213,02 1,15
75 296,03 1,12
100 385,04 1,09
125 462,05 1,05

Cấp phối vật liệu cho 1m3 vữa xi măng cát mịn

Loại vữa Mác vữa Vật liệu xây dựng dùng cho 1m3 vữa
Xi măng (kg) Cát mịn (m3)

(mô đun ML = 1,5 ÷ 2,0)

Vữa xi măng cát vàng 25 124,01 1,16
50 230,02 1,13
75 320,03 1,09
100 410,04 1,05

Phương pháp trộn vữa xây tiêu chuẩn

Phụ thuộc vào từng loại vữa xây mà ta áp dụng các phương pháp trộn vữa xây sao cho phù hợp. Dưới đây là 2 bước trộn vữa xây nhà hiệu quả nhất đã được chúng tôi kiểm chứng.

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ

 Trong xây dựng khâu chuẩn bị là khâu khá quan trọng, để việc thi công được diễn ra thuận lợi và không bị trì trệ, các nguyên liệu thi công cần được chuẩn bị kỹ lưỡng như:

  • Xẻng vuông, các loại xô, chậu
  • Bay, máy trộn cầm tay
  • Cát: đã được sàng sạch 
  • Nước sạch
  • Xi măng
  • Chất tạo màu, phụ gia (nếu cần)

Bước 2: Tiến hành trộn vữa xây

  • Dựa vào tỷ lệ cấp phối vật liệu theo tỷ lệ cho trước như trên, tiến hành cấp phối nguyên vật liệu đến khi thành 1 hỗn hợp thống nhất. 
  • Tiến hành cho nước vào và trộn đều đế hỗn hợp đạt độ nhão nhất định. Cần cho nước vào từ từ để điều chỉnh vữa, nếu vữa khô quá sẽ khó thi công, nhanh đông cứng. Ngược lại nếu nhão quá thì bị chảy xệ, không giữ vững được viên gạch. 
  • Trong quá trình trộn, có thể cho thêm chất tạo màu hoặc các phụ gia khác nếu cần.

Tìm hiểu: 1 bao xi măng trộn bao nhiêu cát là đúng chuẩn, đảm bảo chất lượng và tiết kiệm chi phí

Cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ

CÔNG TY TNHH VLXD VINA CMC