TCVN 9361:2012 - Tiêu Chuẩn Nền Móng Trong Xây Dựng

TCVN 9361:2012 – Tiêu Chuẩn Nền Móng Trong Xây Dựng

tcvn 9361:2012 là gì

TCVN 9361:2012 – Tiêu chuẩn nền móng nhà, nhà xưởng, nhà dân được quy định như thế nào và tại sao lại có những tiêu chuẩn đó? Những thông số kỹ thuật tiêu chí xác định trong tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 9361:2012 bao gồm những gì? quy định những gì và áp dụng trong trường hợp nào cụ thể.

TCVN 9361:2012 là gì?

TCVN 9361:2012 là loại tiêu chuẩn quy định về đặc tính kỹ thuật trong công tác xây dựng nền và móng của tất cả các loại nhà và công trình, có thể gọi là tiêu chuẩn nền móng.

tcvn 9361:2012 là gì
tcvn 9361:2012 là tiêu chuẩn nền móng trong xây dựng

Nguồn gốc:

  • TCVN 9361:2012 được chuyển đổi từ TCXD 79:1980 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
  • TCVN 9361:2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Phạm vi áp dụng:

  • Tiêu chuẩn này được dùng để thiết kế nền nhà và công trình.
  • Tiêu chuẩn này không dùng để thiết kế nền của công trình thủy lợi, cầu đường, sân bay, móng cọc, cũng như nền móng chịu tải trọng động.

Tư vấn báo giá san lấp mặt bằng rẻ nhất tphcm, xem chi tiết: san lấp mặt bằng giá rẻ tphcm

 Những quy định chung của tiêu chuẩn nền móng trong công trình xây dựng

1) Nền nhà và công trình phải được thiết kế dựa trên cơ sở:

  • Kết quả điều tra địa chất công trình và địa chất thủy văn và những số liệu về điều kiện khí hậu của vùng xây dựng.
  • Kinh nghiệm xây dựng nhà và công trình trong các điều kiện địa chất công trình tương tự.
  • Các tài liệu đặc trưng cho nhà hoặc công trình định xây, kết cấu của nó và tải trọng tác dụng lên móng cũng như các điều kiện sử dụng sau này.
  • Điều kiện xây dựng của từng địa phương.
  • So sánh kinh tế kỹ thuật các phương án của giải pháp thiết kế để chọn giải pháp tối ưu nhằm tận dụng đầy đủ nhất các đặc trưng bền và biến dạng của đất và các tính chất cơ lý của vật liệu làm móng (hoặc các phần ngầm khác của kết cấu).

Tư vấn, báo giá cát san lấp mặt bằng, xem chi tiết: giá cát san lấp rẻ nhất tphcm

2) Nghiên cứu địa chất công trình của đất nền nhà

  • Phải thực hiện theo yêu cầu của các tiêu chuẩn áp dụng về khảo sát xây dựng cũng như phải tính đến đặc điểm kết cấu và đặc điểm sử dụng nhà và công trình.

3) Kết quả nghiên cứu địa chất công trình phải giải quyết được các vấn đề:

  • Chọn ra được kiểu nền và móng, xác định được chiều sâu đặt móng và kích thước móng, đưa ra điều kiện địa chất công trình địa chất thủy văn và tính chất của đất.
  • Nếu đất bị nhiễm phèn hoặc đất xấu cần chọn các phương pháp cải tạo tính chất đất nền.
  • Quy định dạng và khối lượng các biện pháp thi công.

4) Không được phép thiết kế nền nhà và công trình mà kết quả nghiên cứu địa chất không đáp ứng được ở điều 3.

5) Quy định việc ủi lớp đất trồng trọt

Trong điều kiện cho phép, khi lập phương án nền và móng cần quy định việc ủi lớp đất trồng trọt để sau này sử dụng lại cho nông nghiệp (trồng trọt lại) hoặc đối với đất ít có giá trị nông nghiệp thì dùng để trồng cây xanh cho khu xây dựng v.v…

6) Tiến hành đo biến dạng của nền

Trong phương án nền và móng của nhà và công trình của những trường hợp nêu trên của tiêu chuẩn này nên tiến hành đo biến dạng của nền theo các điểm mốc đặt sẵn.

Nền móng thiên nhiên trong TCVN 9361-2012

  • Nền đất thiên nhiên khi dùng làm nền móng cần phải áp dụng những biện pháp xây dựng để chất lượng đất không bị xấu đi do nước ngầm và nước mặt xói lở, thấm ướt do tác động của các phương tiện cơ giới, vận tải và do phong hóa.
  • Không được phép ngừng công việc giữa lúc đã đào xong hố móng và bắt đầu xây móng. Nếu bắt buộc ngừng việc thì phải có các biện pháp để bảo vệ tính chất thiên nhiên của đất.
  • Cho phép được dùng nền đất bằng xỉ và các vật liệu không phải đất để làm nền cho công trình khi có các chỉ dẫn đặc biệt đã được chuẩn bị trong thiết kế, có dự kiến trình tự, kỹ thuật thi công và kiểm tra chất lượng công việc.
  • Việc chống đỡ không cản trở thi công các công việc xây dựng móng tiếp theo. Trình tự tháo dỡ kết cấu chống vách hố móng phải đảm bảo thành hố móng ổn định cho đến khi kết thúc công việc xây dựng móng.
  • Cọc ván thép dùng chống đỡ vách hố móng phải rút lên được để sử dụng lại.
  • Khi độ sâu đặt móng thay đổi, việc đào đất, trong các hố móng, các đường hào phải làm từng cấp. Tỷ số chiều cao chia cho chiều dài của mỗi bậc do thiết kế quy định nhưng không được nhỏ hơn 1:2 ở các đất dính và 1:3 ở các đất không dính.
  • Phải tiến hành đầm chặt đất nền tự nhiên nếu trạng thái tự nhiên của đất nền không đạt độ chặt và tính chống thấm không đạt yêu cầu của thiết kế.
  • Khoảng trống giữa các móng được lấp đầy đến cao trình đảm bảo sự thoát chảy chắn chắn của nước mặt.
  • Trong quá trình thi công nền móng phải giữ lớp bê tông không cho mạch nước ngầm tràn vào, nếu tràn vào phải nơm ra ngay lập tức. Để đề phòng trường hợp này cần làm rãnh thoát nước và các giếng thu nước.
  • Khi đặt các hệ thống tiêu nước cần tuân theo các yêu cầu về thành phần kích thước và các tính chất của những vật liệu thoát nước cũng như đảm bảo độ dốc đã quy định của các hệ thống thoát nước.
  • Nếu độ sâu của móng có sự thay đổi, việc xây móng phải được bắt đầu từ công trình thấp nhất của nền. Các thành phần bên trên phải được xây trên lớp nền móng đã được đầm chặt
  • Nền đất trước khi sử dựng để xây móng cần được xác nhận bằng biên bản của hội đồng giao và nhận thầu.Sự xác nhận chính xác về vị trí, kích thước cũng như tính chất của đất
  • Trong một số trường hợp cần thiết cần lấy mẫu thí nghiệm của lớp nền móng đã thi công để kiểm tra tính hoàn thiện, yêu cầu kỹ thuật đảm bảo lớp nền móng đạt tiêu chuẩn

Kết Luận: Trên đây là một phần nhỏ trong tiêu chuẩn 9361:2012 được ban hành năm 2012 và được sử dụng cho tất cả các công trình xây dựng thi công nền móng ở nhiều hạng mục công trình.

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm văn bản quy định về TCVN 9361:2012 tại các diễn đàn có uy tín để nắm được các tiêu chuẩn về nền móng hiện nay. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có thể tự xác định được cho mình các tiêu chuẩn cần thiết khi xây dựng móng nhà, nền nhà.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH VLXD VINA CMC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *