Kích Thước Gạch Xây Tường Tiêu Chuẩn - Vina CMC tháng 04/2024

Kích Thước Gạch Xây Tường Tiêu Chuẩn

Kích thước gạch xây tường tiêu chuẩn 2021

Gạch xây tường là một trong những loại vật tư ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu công trình. Vậy kích thước gạch xây như thế nào để đảm bảo tuổi thọ? Tiêu chuẩn xây tường, xây nhà hiện nay là gì? Thi công xây tường cần lưu ý những vấn đề gì?. Đừng bỏ lỡ bài viết này của chúng tôi, bài viết dưới đây chia sẻ những thông tin cho quá trình lựa chọn vật tư, giúp công trình của bạn hoàn thiện nhanh và thuận tiện nhất.

Tường chịu lực 

Hiểu một cách đơn giản, tường chịu lực ám chỉ tường xây, tường nhà của bạn. Nó vừa chịu tải trọng của bản thân nó vừa chịu tải trọng của các bộ phận khác trong ngôi nhà nên có tên là tường chịu lực.

Tường chịu lực có cấu tạo đa dạng, thông dụng nhất mà bạn vẫn thấy đó là tường gạch ngày nay hoặc có thể là tường đất sét, tường bê tông. Phương chịu lực tùy thuộc vào đặc điểm và chức năng được chia thành tường chịu lực ngang và tường chịu lực dọc.

Tường chịu lực là tường vừa chịu tải trọng của bản thân nó vừa chịu tải trọng của các bộ phận khác trong ngôi nhà
Tường chịu lực là tường vừa chịu tải trọng của bản thân nó vừa chịu tải trọng của các bộ phận khác trong ngôi nhà

Trước khi xây tường bắt buộc phải có lớp móng giằng bên dưới, tường muốn đảm bảo độ an toàn thì phải có độ dày trên 220mm 

Thông tin về gạch xây nhà bạn nên biết:

Kết cấu tường chịu lực

Kết cấu của tường được xác định theo phương truyền lực mà tải trọng công trình tác động lên tường theo phương ngang hoặc dọc xuống lớp móng của công trình.

  • Kết cấu theo phương ngang

Tường chịu lực loại này là loại tường ngang ngăn cách không gian trong nhà của bạn, nhầm chịu tải trọng của các bộ phận khác của công trình. Khi xây nhà rộng có các phòng ngăn cách với chiều dài nhỏ hơn 4m bắt buộc phải sử dụng loại tường này. Ngày nay đây là loại tường phổ biến nhất hiện nay.

Sau đây là ưu, nhược điểm của kết cấu tường chịu lực theo phương ngang:

Ưu điểmNhược điểm
Chịu tải tốt, có kết cấu đơn giảnDiện tích phòng thường bằng nhau
Chỉ cần sử dụng dầm ít và sàn gác nhịp nhỏ là đủCác công trình lớn có tải trọng lớn cần tường ngang dày do đó tốn công sức và chi phí
Kết hợp tường thu hồi sẽ giúp tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian cho thi côngKhông thể xây tường dọc xuyên suốt từ tầng này đến tầng khác
Loại tường dày nền có khả năng cách âm tốt 
Giups bao che, che chắn không gian trong nhà 
  • Kết cấu theo phương dọc

Tường chịu lực loại này là loại tường được bố trí theo phương dọc của ngôi nhà, hay nói cách khác là loại tường bao quanh nhà của bạn.

Ưu điểmNhược điểm
Tiến kiệm nguyên liệu và diện tích móngKhả năng cách âm chưa hoàn hảo
Thiết kế linh hoạtLà nơi hấp thụ ánh sáng và nhiệt độ bên ngoài ảnh hưởng đến nhiệt độ trong phòng nếu không thiết kế tốt
Tặng dụng khả năng chịu lực của tường chịu lực theo phương ngangHạn chế việc mở cửa sổ do ảnh hưởng trực tiếp bởi môi trường bên ngoài.

 

Ngoài ra vẫn có loại kết cấu kết hợp cả phương ngang và dọc, theo đó việc kết hợp sẽ giúp các phòng được bố trí linh hoạt, tăng độ cứng của cả ngôi nhà, nhưng sẽ gây lãng phí móng và diện tích thi công. 

Tường chịu lực xây được mấy tầng

  • Và nếu ngôi nhà chỉ sử dụng tường chịu lực là chính thì 5 tầng là mức tối đa hệ thống tường này có thể chịu được.
  • Để xác định số tầng khi xây nhà áp dụng loại tường chịu lực bạn cần quan tâm vào thiết kế của bức tường đó. Tính toán tường và tải trọng lên tường là vấn đề rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến số tầng của một ngôi nhà. Như vậy, loại tường này được xây tối đa bao nhiêu tầng?
5 tầng là mức tối đa hệ thống tường này có thể chịu được
5 tầng là mức tối đa hệ thống tường này có thể chịu được
  • Một ngôi nhà có ảnh hưởng đến tường chịu lực hay không phụ thuộc hoàn toàn vào vị trí, độ dày cũng như kết cấu và chất liệu của tường. Thoogn thường ở những ngôi nhà cao tầng, càng lên cao độ dày của tường có xu hướng giảm dần.
  • Tóm lại, để đảm bảo an toàn cho cả người lẫn công trình, nhà xây sử dụng tường chịu lực chỉ được phép xây không quá 5 tầng.

Kích thước gạch xây

Với sự đa dạng về mẫu mã, chất lượng cũng như chủng loại, một viên gạch thông thường có kích thước bao nhiêu?

Kich thước gạch xây hiện nay rất đa dạng, tùy thuộc vào loại gạch và từng đơn vị sản xuất
Kich thước gạch xây hiện nay rất đa dạng, tùy thuộc vào loại gạch và từng đơn vị sản xuất

 

Cần từ vấn báo Giá cát xây dựng mới nhất hiện nay (gồm cát san lấp, xây tô, đổ bê tông rẻ nhất thị trường) tại đây:

  1. Giá cát san lấp hiện nay
  2. Giá cát xây tô hiện nay
  3. Giá cát bê tông hôm nay
  4. Giá cát vàng hiện nay
  5. Giá cát đen hiện nay

Kích thước gạch xây nung tiêu chuẩn

Kích thước gạch xây tiêu chuẩn theo loại gạch nung ngày nay

SttLoại gạchThể tíchKích thước
1Gạch Tuynel đặc 1051.2 viên QTC220 x 105 x 65mm
2Gạch Tuynel đặc 150 1.5 viên QTC210 x 150 x 55mm
3Gạch Tuynel đặc A1 1.0 viên QTC205 x 95 x 55mm
4Gạch 2 lỗ 2.5 viên QTC205 x 95 x 55mm.
5Gạch 4 lỗ 1.6 viên QTC205 x 95 x 95mm
6Gạch 6 lỗ2.5 viên QTC205 x 150 x 95mm

Kích thước gạch xây không nung tiêu chuẩn

Kích thước gạch xây tiêu chuẩn theo loại gạch không nung nung ngày nay

SttLoại gạchCường độ chịu lựcKích thước (mm)
1Gạch Block xây tường 1080kg/cm2390x100x130; 390x80x130
2Gạch Block xây tường 15390x140x130; 390x150x130
3Gạch Block xây tường 20390x170x130; 390x200x130; 390x190x130
4Gạch bê tông nhẹ45kg/cm2600x200x200; 600x200x100; 600x300x200
5Gạch papanh30-50kg/cm2390x190x150

Tiêu chuẩn xây tường gạch

Tiêu chuẩn xây tường gạch trong nhà ở

Kích thước gạch xây quyết định rất rõ loại tường và tiêu chuẩn xây tường, trong xây dựng ngày nay được áp dụng các tiêu chuẩn về cấu tạo loại tường cơ bản sau đây:

  • Tường đơn: là loại tường đơn giản nhất hiện nay, dễ xây, có cấu tạo đơn giản còn được gọi là tường 1 gạch, tường 10 hay tường con kiến, có độ dày đạt mức 100-105mm kèm thêm lớp vữa trát bên ngoài dày 5mm.
  • Tường 2 gạch: tường này gấp đôi tường đơn thường được gọi là tường đôi, tường 22, chiều dày thuộc khoảng 220mm, lớp vữa trát bên ngoài có bề dày từ 30-50mm.
  • Tường 3 gạch: tường này thường được sử dụng ở các công trình có độ cao trên 3 tầng hoặc thi công xây tường móng. Thường được gọi là tường 33.
  • Tường 4 gạch: tường này thường sử dụng ở các công trình lớn, quy mô rộng, thường sẽ đạt độ dày 450mm lớp vữa trát bên ngoài 30mm.
Tiêu chuẩn xây tường phụ thuộc vào từng loại tường cụ thể: tường đơn, tường 2 gạch, tường 3 gạch, tường 4 gạch
Tiêu chuẩn xây tường phụ thuộc vào từng loại tường: tường đơn, tường 2 gạch, tường 3 gạch, tường 4 gạch

Chiều cao của công trình phải đạt ở mức tối ưu nhằm đảm bảo độ cứng, độ ổn định của tải trọng để đảm bảo công trình chịu lực và không bị đổ hay biến dạng trong suốt quá trình sử dụng

  • Nếu tiến hành xây tường sử dụng mác vữa 50 và 75 thì tỉ lệ cao/dày (H/d) phải có giá trị <= 20
  • Nếu tiến hành xây tường sử dụng mác vữa 25 thì tỉ lệ cao/dày (H/d) phải có giá trị <= 13

Tiêu chuẩn của 1m2 tường gạch thông thường

Tùy vào loại tường xây mà mỗi loại sẽ có tiêu chuẩn dành cho 1m2 tường khác nhau.

Với tường đơn hay tường 10 (không bao gồm trát)

  • Số lượng gạch: dao động từ 55 viên – 70 viên tùy loại
  • Cát: 0,02-0,05 m3
  • Xi măng để xây: 5kg
  • Xi măng trát: 12kg

Với tường đôi hay tường 20 (không bao gồm trát)

  • Số lượng gạch: Dao động 110 – 170 viên tùy loại
  • Cát: Khoảng 0,04-0,08m3
  • Xi măng xây: Khoảng 10kg
  • Xi măng trát: 24kg

Cần tư vấn báo giá đá xây dựng giá mới nhất rẻ hơn thị trường đến 5% tại đây:

  1. Giá đá 0x4
  2. Giá đá 1×2
  3. Giá đá 4×6
  4. Giá đá mi
  5. Giá đá dăm
  6. Giá đá hộc
  7. Giá đá chẻ

Tiêu chuẩn khi thi công xây tường

Việc xác định kích thước gahcj xây tường trong thi công xây dwungj là vô cùng quan trọng. Trước khi tiến hành thi công xây tường gạch cần nhớ kỹ những tiêu chuẩn chất lượng cơ bản sau:

  1. Thứ nhất: Khi xây phải đảm bảo gạch xây tường phải thẳng mặt, từng hàng phải vuông góc với phương chịu lực tác dụng vào khối xây.
  2. Thứ hai: không được xây trùng mạch, mạch vữa của lớp gạch tiếp theo phải lệch với mạch vữa dưới ít nhất ¼ chiều dài viên gạch, mạch vữa theo chiều ngang và dọc phải vuông góc với nhau.
  3. Thứ ba: Bắt đầu xây tường khi đã tháo dỡ các hệ khung bê tông cốt thép hoặc các cốt pha dầm, sàn dùng để chống đỡ, tiến hành xây từ tầng dưới lên tầng trên
  4. Thứ tư: Phân chia đội ngũ nhân công thành từng tổ để tiến hành thi công, đảm bảo quá trình diễn ra liên tục và không để ngắt quãng.
  5. Thứ năm: Mạch vữa có độ dày tiêu chuẩn đạt từ 8-12mm, mạch nằm ngang phải dày hơn mạch dọc, đảm bảo mạch no vữa.
  6. Thứ sáu: Ở góc khối xây không được sử dụng gạch vỡ, gạch bể, hay gạch hình thang, tam giác để xây mà phải chặt gạch sao cho vừa vị trí góc khối xây và xây như bình thường.
  7. Thứ  bảy: nếu thi công trên vị trí tường cũ, phải vệ sinh bằng cách tưới nước cho tường cũ để mức độ liên kết được đảm bảo. Cần chú ý những vị trí lắp đặt lỗ cửa, đường điện, lam gió cũng như ống nước, tránh đục tường quá nhiều.

Cần tư vấn thêm, xin vui lòng liên hệ

CÔNG TY TNHH VLXD VINA CMC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *